Năm sinh: 1986
Đơn vị: FPT Telecom
Vị trí: Giám đốc Trung tâm Sài Gòn 14
Thời gian vào FPT : 2011
Năm sinh: 1986
Đơn vị: FPT Telecom
Vị trí: Giám đốc Trung tâm Sài Gòn 14
Thời gian vào FPT : 2011
Sài Gòn những ngày bệnh nặng. Gần nửa số nhân sự FPT Telecom SG14 nhiễm Covid. Trên đường mang thuốc đi hỗ trợ một đồng nghiệp, Giám đốc Phùng Chí Can nhận một tin nhắn: "Sếp ơi, sếp có ở văn phòng không? Em lên nộp đơn xin nghỉ 2 tháng không lương. Nhà em có con nhỏ và em cũng lớn tuổi. Nhờ sếp hỗ trợ, nếu không được thì em xin nghỉ luôn vì giờ ra đường rất nguy hiểm".
Không lâu sau, lại một cuộc điện thoại của một quản lý thu cước. "Anh ơi, thu cước xin nghỉ…". Trong lòng người đứng đầu chi nhánh bộn bề lo lắng. Một phần, anh lo nếu thuyết phục giữ chân nhân sự, nếu lỡ có vấn đề gì xảy ra sẽ rất hối hận. Phần khác, nếu để mọi người nghỉ việc thời điểm này, các công việc cần phải sắp xếp và bố trí lại sẽ gặp nhiều khó khăn.
Gác lại các dòng suy nghĩ, Phùng Chí Can nghĩ ngay đến phương án vừa hỗ trợ các nhân viên, vừa duy trì được công việc nhưng vẫn đảm bảo được sức khoẻ. Thời dịch bệnh, không chỉ mình sợ mà khách hàng cũng sẽ ngại tiếp xúc - anh nghĩ. Phương án được đưa ra: nhân viên thu cước không nhất thiết phải di chuyển liên tục bên ngoài mà có thể chủ động gọi điện đến từng khách hàng để chia sẻ và thuyết phục thanh toán online. Với khách hàng không thao tác được hoặc có mong muốn thanh toán tại nhà, nhân viên có thể đặt lịch và dặn dò khách hàng trước khi đến thu tiền để đảm bảo sức khỏe cho cả khách hàng và nhân viên FPT. Bên cạnh đó, văn phòng cũng sẽ chủ động chăm sóc và theo dõi các lịch hẹn giúp nhân viên thu cước.
Giám đốc SG14 tức tốc chạy xe về văn phòng, trao đổi với các quản lý. Anh bắt máy lên gọi cho nhân viên, động viên, chia sẻ và đưa ra các phương án. Phương án của anh đã được nhân viên ủng hộ và quyết định tiếp tục công tác.
Tuy động viên nhân viên, chính bản thân Phùng Chí Can cũng hoang mang lo lắng cho gia đình mình. Ba mẹ anh đã lớn tuổi. Mẹ anh lại có nhiều bệnh nền: tiểu đường, lao phổi, hen suyễn, khớp… Anh lại còn có các cháu nhỏ. "Mày cứ đi làm như thế rồi mang dịch về, ảnh hưởng sức khỏe mẹ…", văng vẳng bên tai anh câu nói của ba. Lòng anh đầy áp lực.
Lo cho gia đình nhưng Can cũng lo lắng nhiều cho công việc. Hơn lúc nào hết, các hoạt động kinh doanh phải thay đổi thật nhanh để thích nghi và đảm bảo hoạt động trong thời điểm dịch. Các quy tắc, quy định mới được đặt ra. Các buổi họp định kỳ được hình thành để truyền thông công việc và động viên tinh thần CBNV. Anh chọn cách vừa duy trì công việc, hỗ trợ đồng đội F0, vừa cố gắng giữ an toàn cho người thân bằng cách xịt khuẩn khắp người mỗi khi về tới nhà, tắm rửa sạch sẽ trước khi tiếp xúc người thân.
Ấy vậy mà 2 ngày sau, Can nhận kết quả dương tính với Covid-19. Một ngày sau, các cháu lên cơn sốt. Cả gia đình 9 người đều nhiễm Covid. Sáng sáng, anh đi vận động từng người trong gia đình dậy tập thể dục, đo chỉ số oxy trong máu cho mỗi người rồi gửi bác sĩ hỗ trợ từ xa. 7 ngày sau, mẹ anh nhập viện. Chỉ số oxy trong máu 3 ngày liền chỉ 92. Máy thở do công ty hỗ trợ không giúp cải thiện tình hình đáng kể.
Tuy bị kẹt giữa khó khăn trong kinh doanh, sức khỏe của gia đình và chính bản thân, Phùng Chí Can cho rằng động lực để anh vượt qua là chính là gia đình. Anh luôn nghĩ đến người thân, tự nhủ mình phải khỏi bệnh trước mới lo được cho mọi người. Ở nhà chữa bệnh, người đứng đầu SG14 cũng nơm nớp lo sợ công việc không diễn ra theo ý muốn. Nhưng may mắn, ban giám đốc vùng và ban điều hành luôn đồng hành, cử người hỗ trợ thêm cho chi nhánh.
Thời gian khó khăn này cũng là dịp anh nhận ra những điều trước đây chưa có cơ hội nhìn nhận, và rằng khủng hoảng không phải luôn tạo ra bi kịch. Anh nhận ra ba anh, bình thường mạnh mẽ, nhưng khi mẹ nhập viện, ông lại là người yếu đuối nhất. "Buồn quá, tự nhiên mẹ nhập viện. Giờ đi đâu cũng thấy hình ảnh mẹ…", hình ảnh ông vừa nói vừa đi đi lại lại trong phòng khách giữa đêm khuya cứ in đậm trong trí nhớ anh.
Nhờ các thời điểm khó khăn, người đứng đầu FPT Telecom SG14 nhận ra sự gắn kết đồng đội tăng cao, mọi người cảm nhận được hơn bao giờ hết sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Một cách ngoạn mục, tuy có 3 tháng TP HCM gần như đóng băng, Phùng Chí Can đã dẫn dắt chi nhánh bám sát kế hoạch kinh doanh năm, tối ưu năng suất lao động và có một đội ngũ đoàn kết hơn nhiều sau dịch.
Can hiểu, mọi may mắn, mọi thành công trong cuộc sống đều phải do mình tạo ra môi trường cho sự may mắn đó hình thành. Vì thế anh luôn quyết liệt trong công việc, luôn tự dặn bản thân không ngừng cố gắng từng ngày. "Bạn có thể chưa giỏi hôm nay nhưng ngày mai phải giỏi hơn ngày hôm qua". Như cách anh không bao giờ buông xuôi trước biến cố mà luôn cố gắng giải quyết vấn đề, chân thành với mọi người và dung hòa gia đình và công việc - cho mình và cho cả đồng đội.
2021, Data Center Fornix không còn tài nguyên để kinh doanh. Nguyễn Tiến Long trăn trở: cửa nào cho anh và đồng đội đạt tăng trưởng 40%? DSP Hà Nội, FPT ...
Dù là tên tuổi lớn Trong lĩnh vực truyền hình quốc tế FPT là cái tên còn rất mới. Không ít lần Lê Thùy Trang từng nản chí vì nhiều ...
Đồng nghiệp trở thành F0 hay ở trong khu vực bị phong tỏa, chị sẵn sàng đi thu cước hộ, ký hợp đồng hộ. Không có việc gì mà chị ...
Lại một đồng đội nữa đề đạt nguyện vọng ra đi tìm cơ hội mới. Và Phạm Xuân Thịnh biết chắc, trước mắt anh cùng đơn vị là một năm ...
TP HCM những ngày hè 2021 chao đảo trong dịch, Nhã chẳng phút nào ngồi yên một chỗ. Bệnh viện, trung tâm y tế - những nơi nguy hiểm nhất ...
Sinh năm 1998 - thuộc Gen Z chính hiệu, Phạm Tiến Dũng nhanh chóng nắm bắt thời cơ để thể hiện năng lực IT, óc sáng tạo và tinh thần ...